Chàm là bệnh không chỉ xuất hiện ở người lớn mà còn thường gặp ở trẻ em kể cả trở sơ sinh từ 3 tháng tuổi đến 2, 3 tuổi. Rất nhiều người nhầm lẫn giữa chàm với các bệnh viêm da khác dẫn đến tình trạng không có biện pháp xử lý kịp thời và không có cách chăm sóc phù hợp. Do đó, việc nắm được những thông tin về bệnh là điều vô cùng cần thiết mà các bậc cha mẹ không thể bỏ qua.
Tìm hiểu về bệnh chàm ở trẻ em
Bệnh chàm hay eczema là tình trạng viêm da mãn tính xuất hiện ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi. Bệnh xuất hiện khi lớp sừng Keratin của da không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết từ đó gây mất cân bằng trong cấu trúc da. Đây cũng là nguyên nhân mà khi bị chàm trẻ thường xuất hiện các triệu chứng như da khô bong tróc, thường kèm theo mụn nước nhỏ li ti, nếu không kịp thời điều trị sẽ dẫn đến trầy xước, rướm máu.
Chàm xuất hiện phổ biến ở trẻ từ 2 tháng tuổi đến 3 tuổi thậm chí kéo dài đến khi trẻ 5 tuổi. Theo một số thống kê, có đến 15% trẻ mắc phải căn bệnh này ở những năm đầu đời.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh chàm ở trẻ em có thể kể đến như:
- Do cơ thể rối loạn chức năng hoạt động ở hệ tiêu hóa, nội tiết, bài tiết, thần kinh…
- Do di truyền, tức là gia đình có tiền sử mắc bệnh chàm, thận, viêm tai, suyễn, viêm xoang mũi.
- Do chế độ dinh dưỡng của bé không phù hợp, thiếu hụt vitamin, thừa đạm khiến sức đề kháng yếu
- Do tiếp xúc với các dị nguyên các tác nhân gây dị ứng như lông động vật, khói bụi, môi trường sống không sạch sẽ, không khí ô nhiễm hoặc do ăn phải các thức ăn gây dị ứng như tôm, cua, cá biển.
- Do bé có cơ địa dị ứng.
Phân loại và biểu hiện của bệnh chàm ở trẻ
Bệnh chàm ở trẻ em được chia thành 2 loại chính là chàm ở trẻ sơ sinh và bệnh chàm ở trẻ lớn. Cụ thể:
Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh
Chàm ở trẻ sơ sinh còn được gọi là chàm sữa hay lác sữa, chỉ xuất hiện ở trẻ từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi. Là một dạng rối loạn miễn dịch ở trẻ, rất khó điều trị dứt điểm, hay tái phát đi tái phát lại nhưng không lây lan.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân cơ bản nhất của bệnh chàm sữa là do hàng rào da hư tổn. Bởi hàng rào da là lớp lá chắn bảo vệ cơ thể tránh các tác động của các yếu tố bên ngoài đồng thời ngăn sự bốc hơi của nước trong da. Khi bị hư tổn, da dễ thoát nước, các tác nhân bên ngoài cũng dễ dàng xâm nhập gây viêm, khô, ngứa, nổi mẩn đỏ.
Chàm sữa cũng được phân thành 3 loại nhỏ chính là chàm sữa cấp tính, mạn tính và bán cấp. Dấu hiệu nhận biết chàm sữa như sau:
- Da bé xuất hiện các mẩn đỏ, mảng hồng ban kèm theo mụn nước li ti, có thể có chảy dịch vàng, sờ vào có cảm giác thô ráp.
- Bé hay bị ngứa ngáy khó chịu, tùy vào tình trạng bệnh mà mức độ ngứa cũng khác nhau. Lúc này, mẹ sẽ thấy bé hay dụi mặt, quơ tay, chà đầu, gãi vùng da bị nổi mẩn đỏ gây ra các vết trầy xước làm tình trạng viêm da thêm nghiêm trọng hơn.
- Các vết chàm thường gặp ở hai bên má, mọc đối xứng nhau, có thể lan ra toàn thân hoặc ở các nếp gấp như khuỷu tay, khuỷu chân… Tuy nhiên, bệnh chàm ít khi xuất hiện ở vùng nách và vùng bé mặc tã lót.
Chàm sữa có thể tự khỏi khi trẻ đến 4 – 6 tuổi. Thế nhưng cũng có những trường hợp bệnh theo trẻ đến tuổi trưởng thành.
Bệnh chàm ở trẻ lớn
Thực tế, bệnh chàm ở trẻ lớn không khác nhiều với bệnh chàm ở người lớn. Các vị trí dễ mắc bệnh lúc này thường là các nếp gấp ở đầu gối, vùng da quanh mắt, miệng. Bệnh chàm ở trẻ lớn được chia thành 2 dạng chính là chàm khô và chàm ướt. Trong đó:
Chàm khô ở trẻ em
Bệnh chàm khô là một dạng viêm da dị ứng mạn tính, xuất hiện do da bị thiếu độ ẩm, quá khô dẫn đến bong tróc, nứt nẻ, chảy dịch vàng, chảy máu. Thường phát triển theo giai đoạn, gây ra cảm giác căng da, khô ngứa khó chịu cuối cùng sẽ bong tróc nứt thành mảng. Bệnh tái phát theo mùa, nặng hơn khi thời tiết hanh khô, độ ẩm không khí xuống thấp. Các triệu chứng của bệnh chàm khô ở trẻ như sau:
- Ban đầu, da xuất hiện các mẩn đỏ, mảng hồng hơi tấy, bên trên có mụn trắng li ti khiến trẻ muốn ngứa ngáy, hay gãi. Càng gãi da sẽ càng ngứa và phù nề nghiêm trọng hơn.
- Khi bệnh phát triển, da sẽ bị bong tróc, nứt nẻ thành từng mảng trên bề mặt kèm theo cảm giác khô ngứa, khó chịu.
Bệnh chàm ướt ở trẻ em
Không giống với chàm khô, chàm ướt có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào. Bệnh có các đặc điểm như sau:
- Bắt đầu với các mụn nước li ti nổi trên nền mẩn đỏ, ướt và dính, có dịch mủ tiết ra.
- Khi các mụn nước vỡ ra thường kèm theo mủ, mụn nước có thể tự vỡ hoặc vỡ do gãi, tiếp xúc mạnh.
- Thông thường, mụn nước sẽ vỡ ra sau 2 – 4 tuần kèm theo cảm giác đau rát, khó chịu, một số trường hợp có thể bị chảy máu.
Bệnh chàm ở trẻ em có lây không? Có nguy hiểm không?
Hẳn các bậc cha mẹ đều biết chàm là bệnh dễ tái phát, có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể bé. Vậy chàm có lây không? Trả lời vấn đề này, các bác sĩ chuyên khoa gia liễu cho biết, chàm là bệnh không lây lan nhưng lại khó điều trị dứt điểm và đặc biệt là rất dễ tái đi tái lại nhiều lần.
Khi trẻ bị chàm, cần chú ý chăm sóc da phù hợp, không nên chủ quan lơ là trước các biểu hiện khác thường của bé. Nếu các bậc phụ huynh không kịp thời xử lý, da bé rất dễ bị bội nhiễm, nhiễm trùng da thậm chí là nhiễm trùng máu dẫn đến sự xuất hiện của các mụn mủ các vết lở loét trên da. Lúc này, dù được điều trị thì nguy cơ để lại sẹo trên da bé là rất cao.
Nghiêm trọng hơn, nếu bé bị bội nhiễm nặng, sẽ xuất hiện tình trạng mọc mụn bọc toàn thân. Rất có thể sẽ gây ra sốt, nhiễm trùng toàn thân, vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng máu dẫ đến tử vong. Vì thế, khi trẻ bị chàm, mẹ cần đặc biệt lưu ý và tránh nhầm lẫn với các bệnh như ghẻ lở, nấm da, viêm da tiếp xúc, vảy nến, vảy phấn trắng…
Cách điều trị bệnh chàm ở trẻ em
Chàm là một bệnh ngoài da mãn tính, rất khó điều trị dứt điểm và dễ tái đi tái lại nhiều lần. Do đó, ba mẹ chỉ có thể áp dụng các biện pháp điều trị tạm thời để rút ngắn thời gian bệnh và hỗ trợ tốt nhất cho quá trình hồi phục. Một số phương pháp điều trrị bệnh chàm có thể kể đến như:
1. Điều trị bằng phương pháp dân gian
Chàm có thể được cải thiện bằng các phương pháp dân gian như cho trẻ tắm nước lá, ngâm rửa với các cây thuốc lành tính. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ thích hợp cho trẻ lớn, khi bệnh mới khởi phát, không xuất hiện các mụn nước, không chảy dịch vàng và không bị trầy xước. Do làn da bé hết sức nhạy cảm hơn nữa còn đang tổn thương nên cần đặc biệt cẩn thận khi áp dụng. Các mẹo dân gian này thường là:
- Sử dụng lá trà xanh: Lấy 1 nắm lá trà xanh, rửa sạch, ngâm với muối loãng, rửa lại rồi đem đun sôi với nước. Dùng nước này để tắm hoặc cho trẻ ngâm rửa vùng da bị tổn thương.
- Sử dụng lá ổi: Chuẩn bị 1 nắm lá ổi tươi, rửa sạch, để ráo nước, đun sôi với nước trong 5 – 7 phút. Để nguội, lấy nước này ngâm rửa vùng da bị chàm của bé, sau 15 phút thì lau khô da bằng khăn mềm.
- Dùng lá trầu không: Lấy 1 nắm lá trầu không, ngâm nước muối, rửa sạch, đun sôi với nước ở lửa nhỏ, để nguội rồi lấy nước này tắm cho bé.
Lưu ý: Tuyệt đối không áp dụng các mẹo dân gian này cho trẻ sơ sinh hoặc các bé có trầy xước, chảy máu ở vùng mắc bệnh chàm. Việc sử dụng sai cách, không đúng liều lượng, không đảm bảo vệ sinh rất nguy hiểm, có thể khiến da trẻ bị bội nhiễm, nhiễm trùng để lại sẹo trên da.
2. Điều trị bằng Tây y
Khi đã xác định bé nhà mình bị chàm, tốt nhất là ba mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến chuyên khoa da liễu để được thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp. Thông thường, với trường hợp nhẹ, các bác sĩ sẽ chỉ định:
- Bôi thuốc có chứa corticoid hoạt tính mạnh, chỉ được sử dụng dưới 7 ngày, nếu dùng liên tục sẽ gây teo da, giãn mạch máu, mất máu, vàng lông, rậm da ở trẻ.
- Thuốc kháng sinh histamin và một số kháng sinh khác có tác dụng hạn chế sự lan rộng của vùng viêm nhiễm và giảm ngứa. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như khô mắt, rối loạn tiêu hóa….
- Các loại kem, thuốc bôi giúp dưỡng ẩm, làm mềm da, thúc đẩy quá trình phục hồi của hàng rào bảo vệ da.
Lưu ý: Các bậc phụ huynh không nên tự ý mua và cho trẻ sử dụng thuốc, các loại kem bôi ngoài da khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Thuốc tây tuy có hiệu quả nhanh chóng nhưng thường kèm theo nhiều tác dụng phụ. Đặc biệt, nếu sử dụng sai liều lượng, không đúng tình trạng bệnh, không phù hợp với thể trạng của bé sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tuyến thượng thận, mòn da…
3. Điều trị bằng Đông y
Bên cạnh việc điều trị với Tây y, các bậc phụ huynh có thể tham khảo việc chữa bệnh chàm cho con bằng Đông y. Theo Đông y, chàm xuất hiện là do chức năng nội tạng suy giảm dẫn đến phong nhiệt, làm thể trạng trẻ suy yếu, khí huyết không lưu thông. Do đó, cần đi sâu vào việc chữa căn nguyên hơn là điều trị triệu chứng. Như vậy trẻ sẽ không còn thường xuyên bị chàm tái đi tái lại nhiều lần nữa. Hơn nữa, thành phần của thuốc Đông y là các thảo dược thiên nhiên an toàn lành tính, liều lượng phụ thuộc vào tình trạng bệnh và thể chất của trẻ nên sẽ không gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Cách chăm sóc cho trẻ mắc bệnh chàm
Như đã đề cập, chàm rất khó điều trị dứt điểm, thuộc về cơ địa nên việc chăm sóc co trẻ mắc bệnh này cần hết sức được chú trọng. Khi trẻ bị chàm, chúng ta nên chăm sóc như sau:
Chú trọng việc dưỡng ẩm da cho trẻ
Nên dùng các loại kem dưỡng ẩm cho da để cung cấp độ ẩm cần thiết và phục hồi hàng rào bảo vệ da. Trong giai đoạn bệnh bùng phát, nên bôi lớp kem dày còn khi đã dần hồi phục thì nên duy trì với lượng ít hơn, bôi ngày 1 – 2 lần để ngừa bệnh tái phát.
Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý khi tắm cho bé, tốt nhất là nên tắm bằng nước hơi ấm, không nên cho con ngâm lâu trong bồn tắm. Đặc biệt, cần tránh các loại sữa tắm tạo bọt, thay vào đó nên chọn các loại có độ pH trung tính chuyên dụng cho da bị chàm. Không dùng cho bé các loại nước hoa, phấn rôm cũng không nên cho mặc đồ được giặt qua thuốc tẩy, bột giặt vì lúc này da rất yếu, dễ bị kích ứng.
Chú trọng tới chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hồi phục của bé. Do đó mẹ nên:
- Cho trẻ ăn đầy đủ dưỡng chất, tăng cường ăn rau xanh, thức ăn giàu omega 3 dễ tiêu hóa, cân bằng chế độ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho trẻ.
- Khi bị chàm, trẻ dễ bị dị ứng với sữa công thức, sữa có nguồn gốc từ độc vật, do đó nên thay thế bằng sữa thủy phân hoặc sữa đậu nành.
- Hạn chế cho trẻ ăn hải sản, thịt bò, trứng vì các thực phẩm này dễ gya dị ứng.
Một số lưu ý khác khi chăm sóc trẻ
Ngoài vấn đề dinh dưỡng, mẹ cũng cần lưu ý một số điều sau:
- Luôn giữ cho phòng trẻ mát mẻ, nếu môi trường xung quanh quá khô nên sử dụng thêm máy tạo độ ẩm trong phòng
- Cần cho trẻ mặc quần áo được làm từ chất liệu cotton, bông vì chúng mềm mại, dễ thấm hút mồ hôi. Không nên cho bé mặc các loại sợi thô ráp như len để tránh gây cọ xát vùng da bị chàm.
- Nên cho trẻ đeo bao tay vải mềm, cắt ngắn móng tay móng chân để tránh gãi khiến vết thương nhiễm trùng.
- Không nên cho bé tiêm chủng hoặc tiếp xúc với người mới được tiêm chủng trong thời điểm bé mắc bệnh.
Biện pháp phòng ngừa bệnh chàm cho trẻ
Để phòng ngừa bệnh chàm ở trẻ em, có thể thực hiện các biện pháp dưới đây:
- Luôn dưỡng ẩm cho da trẻ nhất là khi thời tiết hanh khô
- Cần cho trẻ tránh các yếu tố như mỹ phẩm, hóa chất, chất tảy rửa, phấn hoa, lông động vật, khói bụi
- Vệ sinh nhà ở, môi trường sống nhất là chăn giường, gối của trẻ để loại bỏ vi khuẩn
- Chọn lựa trang phục phù hợp, ưu tiên các loại thấm hút tốt, khô thoáng mát mẻ
- Với trẻ sơ sinh, nên thường xuyên thay tả cho trẻ, để tránh tình trạng trẻ dị ứng mẹ nên ăn cá biển để tăng ARA và hạn chế sử dụng các thực phẩm dễ gây dị ứng.
Có thể thấy, chàm là một bệnh phổ biến, không quá nguy hiểm nhưng cũng không thể lơ là bỏ qua các triệu chứng bệnh cũng như các vấn đề cần lưu ý khi chăm sóc trẻ mắc bệnh chàm. Ngay khi có các triệu chứng bệnh cha mẹ nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ để có cách chăm sóc và điều trị phù hợp nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét