Thứ Ba, 11 tháng 8, 2020

cách làm sữa hạt thơm ngon đơn giản ngay tại nhà

 Với chiết suất từ thiên nhiên, giàu chất bổ dưỡng sữa hạt đang nhận được nhiều sự quan tâm của mọi lứa tuổi. Sau đây phunuketnoi xin giới thiệu 20 công thức cách làm sữa hạt dễ làm. Cùng xắn tay áo vào bếp thực hiện nào!

Sữa Hạt Là Gì?

Sữa hạt là tên gọi chung cho các loại đồ uống được chế biến từ các loại hạt. Dựa vào nguồn gốc các nguyên liệu, sữa hạt được chia làm các loại chính: sữa được làm từ ngũ cốc, từ họ hàng nhà đậu như: gạo lứt, đậu phộng, mè đen, đậu nành, đậu xanh, bắp… Các loại hạt giàu chất béo như: mắc ca, óc chó, hạnh nhân… cũng được sử dụng để nấu sữa hạt với hương vị thơm ngon và hàm lượng dinh dưỡng vượt trội.

Các loại sữa hạt có thể được xem là một loại lương thực dạng “cháo lỏng”. Theo đó, bạn có thể uống trực tiếp thay vì ăn như bình thường. Vì vậy, sữa hạt rất thích hợp sử dụng cho trẻ nhỏ đang trong thời kỳ ăn dặm, trẻ em trong thời kỳ phát triển, người già, người ăn chay.

Lợi Ích Sức Khỏe Của Uống Sữa Hạt

Sữa hạt có tác dụng gì? Sữa hạt có thể được nấu từ một loại hạt hoặc kết hợp nhiều loại hạt lại với nhau. Vì vậy, thức uống có hương vị thơm ngon và giàu dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Trong sữa hạt thường cung cấp chất bột đường, chất đạm, chất béo không bão hòa (loại chất béo tốt cho sức khỏe) như omega-3, 6, 9… Sữa hạt cũng giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy…

Theo nghiên cứu của các chuyên gia khoa học, uống sữa hạt thường xuyên giúp làm chậm quá trình lão hóa, ổn định huyết áp, tim mạch nhờ vào hàm lượng kali dồi dào. Một số loại sữa hạt cung cấp vitamin C giúp tăng cường chức năng hệ miễn dịch, ngăn ngừa virus, làm đẹp da.

Omega và protein được tìm thấy trong các loại hạt, đặc biệt là hạt óc chó, mắc ca là dưỡng chất quan trọng của hệ thần kinh trung ương, giúp dẫn truyền xung thần kinh, phát triển trí não cho bé và cải thiện trí nhớ, kích thích khả năng tư duy. Sữa hạt thích hợp sử dụng cho phụ nữ mang thai để phát triển trí não của bé hoặc dùng cho trẻ em đang trong thời kỳ phát triển trí não, thi cử.

Một số loại sữa hạt bổ sung vitamin A, D3, E, hợp chất iso-flavones (có trong đậu nành) giúp bảo vệ và cải thiện thị lực, phát triển chiều cao và cân bằng nội tiết tố estrogen cho phái nữ, giúp bạn làn da tươi trẻ, mịn màng và tăng số đo vòng 1 hiệu quả.

Ngoài ra, các loại sữa hạt cũng giúp cải thiện lượng đường trong máu, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu sắc, hỗ trợ quá trình đông máu, giúp vết thương nhanh được cầm máu.

dưới đây là các cách làm sữa hạt ngon và đơn giản nhất

1.Sữa hạt sen

Công dụng: Bồi bổ tốt cho phụ nữ mang thai, trị chứng mất ngủ của người cao tuổi hay những người mắc bệnh tiêu hóa.

Thông thường, nấu sữa hạt sen không đúng cách sữa dễ bị tách nước khi để lâu, không dậy mùi thơm và màu sắc bị ngả vàng. Với cách làm sữa hạt sen ngon đúng điệu, chuẩn hương vị ngay bên dưới sẽ giúp bạn có những cốc sữa tươi mát, bổ dưỡng ngay tại nhà.

Sữa hạt sen là một trong những thức uống bổ dưỡng, có công dụng tuyệt vời mà chị em nên biết. Đặc biệt là giúp làn da trở nên sáng bóng, duy trì dáng vóc, chống lão hóa… Theo số liệu công bố trên tạp chí Dinh dưỡng của Mỹ cho rằng hạt sen giàu protein, kali, phốt pho, giảm lượng mỡ bão hòa, cholesterol xấu thấp. Trong nghiên cứu, kết quả cho thấy cứ 100gr hạt sẽ chứa 350 calo, 65gr carbonhydrate, 17gr protein…

Ngoài ra, hạt sen là một trong những “thuốc” chữa bệnh mất ngủ, stress, suy nhược cơ thể. Khi uống sữa hạt sen, bạn sẽ có giấc ngủ sâu hơn, tránh mệt mỏi sau những ngày dài học tập và làm việc. Nào cũng tìm hiểu ngay món sữa hạt sen qua các hướng dẫn pha chế đồ uống ngay đây.

  • Nguyên liệu làm sữa tươi hạt sen

  • 250gr hạt sen
  • 500ml sữa tươi
  • 200ml sữa đặc có đường
  • 100gr đường cát
  • 1,5 lít nước
  • Dụng cụ: máy xay sinh tố, rây lọc, vải lọc
  • Cách nấu sữa hạt sen ngon

Cách chế biến hạt sen

Bạn có thể mua loại sen đã chế biến sẵn, hoặc mua sen tươi về chế biến. Đối với sen tươi, bạn tách hạt sen khỏi đài sen, bóc vỏ xanh bên ngoài và bỏ tim sen để hạt sen khi xay không bị đắng, chát. Phần tâm sen bạn có thể chế biến làm trà sen uống rất ngon.

Cách xay sữa hạt sen không bị cặn

Bước tiếp theo, rửa sạch lại phần hạt sen và để ráo rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn với 1,5 lít nước lọc. Bạn nên sử dụng nước lọc, nước tinh khiết sạch để đảm bảo an toàn và không gây ra mùi khó chịu khi uống sữa hạt sen, giữ cho hương vị thuần khiết và chuẩn vị.

Dùng miếng vải gạt sạch mỏng lót vào chiếc rây, đồ phần hạt sen xay nhuyễn qua đó rồi vắt lấy nước cốt. Phần bã còn lại bạn dùng màng lọc bóp kỹ thêm để lấy hết dưỡng chất có trong hạt sen.

Cách nấu sữa hạt sen thơm ngon

Tiếp đến, để nấu sữa hạt sen bạn bắt lên bếp nồi đun lớn, cho nước sen chiết được sau khi xay đun ở lửa vừa. Dùng muỗng khuấy nhẹ tay. Khi nước sen sôi lăn tăn thì hạ lửa nhỏ và đun tiếp khoảng 3 phút. Tiếp đến cho đường, sữa đặc vào khuấy tan và cuối cùng cho sữa tươi vào, tắt bếp ngay để sữa sen không bị tách nước.

Bạn có thể bảo quản sữa hạt sen trong các lọ, chai thủy tinh. Bạn không nên sử dụng các loại chai nhựa, vì để lâu sẽ tạo ra mùi hôi, ảnh hưởng đến sức khỏe và không thân thiện với môi trường.

2.Sữa đậu nành

Tham khảo cách nấu sữa đậu nành đơn giản tại nhà vừa thơm, vừa béo. Mỗi buổi sáng thưởng thức một ly sữa đậu nành tự làm thì còn gì tuyệt vời hơn? Mùi lá dứa thoang thoảng, vị ngọt tự nhiên không gắt sẽ dẫn dắt bạn đến một ngày làm việc tràn đầy năng lượng.

Sữa đậu nành từ lâu đã là thức uống bổ dưỡng, vị ngon dễ uống rất được ưa thích. Thường xuyên sử dụng sữa đậu nành sẽ cung cấp cho bạn nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Nhưng nấu sao cho đúng chuẩn thì không phải ai cũng biết. Hôm nay phunuketnoi.com sẽ mách bạn cách làm sữa đậu nành bằng máy xay sinh tố vừa nhanh vừa ngon bổ ngay tại nhà nhé!

Nguyên Liệu Làm Sữa Đậu Nành

  • Đậu nành: 1 kg.
  • Lá dứa.
  • Đường kính: 300 gr.
  • Nước lọc.
  • Mè trắng hoặc đậu phộng nếu thích.
  • Dụng cụ: máy xay sinh tố, túi lọc, cốc định lượng, nồi, bếp, vá khuấy, thau inox…

Cách Nấu Sữa Đậu Nành Thơm Ngon Bổ Dưỡng

Sơ Chế Đậu Nành

Đầu tiên, bạn nên ngâm đậu nành bằng nước ấm, chú ý để hạt đậu nành nở hết, bạn phải ngâm đủ từ 6 – 8 tiếng đối với mùa hè và 10 – 12 tiếng đối với mùa đông. Sau khi ngâm, hạt đậu sẽ nở ra rất nhiều, lúc này dùng tay để chà xát qua làm sạch lớp vỏ bên ngoài. Rửa lại lần nữa cho sạch, nhớ xả hết phần bọt và vớt bỏ những hạt lép.

Xay Đậu Nành Lấy Nước Cốt

Cho đậu nành và 350ml nước vào máy xay sinh tố. Xay đậu trong 2 phút, cứ 30 giây nên nghỉ một lần để tránh máy bị nóng, xay đến khi hỗn hợp nhuyễn mịn. Ở giai đoạn này nếu muốn sữa thơm ngậy và có hương vị hơn, bạn có thể cho thêm mè trắng hoặc đậu phộng vào xay cùng. Không cần máy xay bạn sẽ khá khó khăn trong việc làm sữa đậu nành. Vì thế, hãy đầu tư một chiếc máy xay nhé!

Nấu Sữa Đậu Nành Ngon Béo Thơm

Bước 1: Đổ đậu nành đã xay nhuyễn vào túi vải sạch, lọc cho hết cặn. Dùng tay vắt lấy phần sữa nguyên chất.

Bước 2: Cho sữa vào nồi, tiếp tục thêm từ 350 – 500 ml nước lọc vào (tùy chọn nếu muốn đặc hay loãng). Bắt lên bếp đun sôi với lửa to, đến khi gần sôi thì hạ lửa nhỏ, lưu ý nhớ vớt bọt thường xuyên.

Bước 3: Cho đường cát vào lúc này để sau khi hoàn thành dễ bảo quản sữa đậu nành hơn, vị ngọt của sữa cũng không quá gắt. Nếu muốn nấu sữa đậu nành để bán, bạn có thể chưa cần cho đường vào trực tiếp. Lúc bán khách hàng yêu cầu nhiều hay ít đường thì bạn cho vào sau.

Tạo Mùi Thơm Cho Sữa Bằng Lá Dứa

Cho thêm lá dứa vào nồi sữa đang đun để tạo hương thơm, đun thêm khoảng 10 phút thì vớt lá dứa ra. Cứ cách 20 – 30 giây bạn nên khuấy đều để tránh sữa bị cháy ở đáy nồi hoặc tránh ván đậu hình thành trên mặt sữa. Sữa đậu nành nguyên chất sẽ không có thêm bất kì nguyên liệu sữa tươi hay sữa đặc.

Thưởng Thức Và Bảo Quản Sữa Đậu Nành

Bạn có thể thưởng thức sữa đậu nành nóng lạnh tùy thích. Nếu uống lạnh, hãy để sữa nguội rồi thêm vào ít đá viên và nhâm nhi. Sữa thơm, béo, ngọt thanh dễ uống là thức uống phù hợp cho cả gia đình.

Sau khi sữa nguội, bạn có thể bảo quản trong chai lọ sạch, đậy kín nắp và cho vào ngăn mát tủ lạnh để thưởng thức mỗi ngày. Nhiệt độ bảo quản là từ 2 – 5 độ C. Sữa bảo quản trong tủ lạnh vừa mát vừa giữ được độ đậm đặc nên được nhiều người yêu thích.

Uống Sữa Đậu Nành Có Tốt Không?

Sữa đậu nành chứa chất Genistein có tác dụng giúp kéo dài quá trình lão hóa của các tế bào trong cơ thể. Vì vậy, thường xuyên uống sữa đậu nành sẽ giúp làn da tươi tắn và trẻ trung. Lượng calcium dồi dào trong sữa đậu nành có tác dụng chống loãng xương với phụ nữ, tăng chiều cao, chắc xương với trẻ em trong giai đoạn trưởng thành.

Sữa đậu nành còn được xem là một trong những thực phẩm có tác dụng phòng ngừa ung thư, đánh tan mỡ thừa, giảm các nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường… Đặc biệt, với các chị em, sữa đậu nành có nhiều estrogen nên được xem là “thần dược” giúp tăng kích cỡ vòng ngực.

Nutrition Facts Soy Milk Calories: 127Năng Lượng (%)
Total Fat 4.7g7%
Saturated Fat 0.571g3%
Polyunsaturated Fat 1.877g 
Monounsaturated Fat 0.938g 
Cholesterol 0mg0%
Sodium 135mg6%
Potassium 304mg304mg
Carbohydrates 12.08g4%
Dietary Fiber 3.2g13%
Sugars 1.22g 
Protein 10.98g 
Vitamin A30%
Vitamin C0%
Calcium9%
Iron15%

Chỉ cần vài nguyên liệu quen thuộc cùng một công thức đơn giản, bạn đã có thể tự làm sữa đậu nành tại nhà một cách ngon nhất mà còn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đặc biệt đây là thức uống làm đẹp da giúp chăm sóc sắc đẹp cho các bạn nữ rất hiệu quả.

3.Sữa bắp, lê

Công dụng: Loại sữa này sẽ rất thích hợp để tăng cân, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Nguyên liệu:

  • 2 trái bắp (bắp nếp hay bắp Mĩ đều được)
  • 1 trái lê
  • 1 lít nước

Cách làm:

Bước 1: 

  • Bắp lột vỏ, bỏ râu, bào hạt.
  • Lê gọt vỏ, xắt miếng.

Bước 2: Cho bắp, lê và cùi bắp vào nấu với 1 lít nước (nếu bé thích béo có thể cho thêm cốt dừa vào). Khi sôi lên thì để lửa riu riu 10 phút rồi tắt bếp. Khi nấu nên khuấy đều tay.

Bước 3: Bỏ cùi bắp ra, cho hỗn hợp trên vào máy xay nhuyễn.

Bước 4: Lọc bỏ bã và trữ phần sữa này trong chai, bình kín uống dần.

4.Sữa hạt kê vàng, hạt sen

Công dụng: Đây sẽ là thức uống bổ dưỡng và cần thiết cho các bé bị rối loạn tiêu hóa, biếng ăn.

Nguyên liệu:

  • 100g hạt kê
  • 100g hạt sen tươi
  • 500ml nước
  • 100g đường trắng

Cách làm:

Bước 1: 

  • Hạt kê ngâm nước ấm 6 tiếng.
  • Hạt sen tươi rửa sạch ngâm 1 tiếng.

Bước 2: Cho kê và hạt sen vào nồi, đun nhỏ lửa với nước, sôi riu riu 15 phút, hớt bọt vài lần.

Bước 3: Để sữa gần nguội đem xay nhuyễn, với loại sữa này bạn không cần phải lọc bã có thể uống ngay hay thêm đường hoặc cốt dừa hay vani cho trẻ dễ uống.

Các mẹ có thể nấu đặc lại thành cháo cho trẻ ăn dặm cũng rất hiệu quả.

5.Sữa đậu đỏ

Công dụng: Sữa đậu đỏ thích hợp cho mọi thành viên trong gia đình bạn, giúp lưu thông khí huyết cho người già, ngừa các bệnh về tim mạch, thanh nhiệt và giảm cân.

Nguyên liệu:

  • 200g đậu đỏ hạt to
  • 1 lít nước
  • 250ml sữa không đường
  • 100g đường

Cách làm:

Bước 1: Rửa sạch đậu, ngâm đậu với nước 6 tiếng.

Bước 2: Đem đậu đi xay với 1 lít nước.

Bước 3: Lọc qua rây hoặc túi lọc, bỏ bã.

Bước 4: Lấy nước đậu đã xay đi đun sôi, rồi cho đường và sữa không đường vào đun đến khi sôi trở lại.

Bước 5: Tắt bếp, để sữa nguội cho vào bình kín và bảo quản trong tủ lạnh.

5.Sữa hạt điều

Công dụng: Mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho trẻ như: tăng cân, duy trì nướu răng khỏe mạnh, xây dựng cơ xương khớp và mạch máu. Bảo vệ hệ tim mạch cho mọi lứa tuổi.

Nguyên liệu:

  • 100g hạt điều
  • 5,6 lá dứa
  • 1 lít nước
  • 50ml mật ong

Cách làm:

Bước 1: Rửa sạch hạt điều, đem ngâm với nước 1 tiếng.

Nếu bạn sử dụng hạt điều rang sẵn thì không cần ngâm nước.

Bước 2: Xay nhuyễn với 1 lít nước, lọc bỏ bã.

Bước 3: Đem phần nước xay được đun sôi với lá dứa cho thơm.

Bước 4: Cho mật ong vào khuấy đều rồi tắt bếp.

Sữa hạt điều uống nóng hay lạnh đều ngon, bạn cũng có thể bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần nhé, nhưng tốt nhất nên sử dụng sữa trong 3 ngày nhé!

6.Sữa đậu xanh, bột sắn dây và hạt mắc ca

Công dụng: Mát gan, giải độc, bổ sung chất béo và tăng cường trí nhớ cho người cao tuổi.

Nguyên liệu:

  • 150g đậu xanh hạt
  • 20g bột săn dây
  • 1 miếng đường phổi
  • 1.5 lít nước

Cách làm:

Bước 1: Rửa sạch đậu xanh, ngâm đậu xanh 24 tiếng.

Bước 2: Đun sôi với nước rồi để lửa liu riu 20 - 30 phút

Bước 3: Hòa tan 1 thìa bột sắn vào nửa lít nước còn lại rồi cho vào nồi nấu chung với đậu xanh.

Bước 4: Để nguội và xay hỗn hợp với hạt mắc ca cho thêm phần béo ngậy. Bạn có thể cho thêm 1 miếng đường phổi sẽ dễ uống và thơm hơn rất nhiều.

7.Sữa gạo rang hàn quốc

Cách nấu sữa gạo Hàn Quốc đơn giản, hương vị thơm ngon, độc đáo và có lợi cho sức khỏe nên rất được yêu thích tại “xứ sở kim chi”. Bạn có thể mua sữa gạo đóng chai hoặc tự pha chế tại nhà vừa hợp khẩu vị, vừa an tâm khi sử dụng. Cách làm sữa gạo rang không khó, chỉ cần một mẹo nhỏ bạn sẽ có những ly sữa gạo thơm ngon nhé!

Sữa Gạo Hàn Quốc Có Tác Dụng Gì?

Sữa gạo hay còn gọi là nước gạo Hàn Quốc có tác dụng gì? Đây là một trong những bí quyết giúp phụ nữ Hàn Quốc có làn da trắng sáng tự nhiên đáng tự hào. Sữa gạo có vị ngọt thanh thích hợp dùng để giải khát. Một trong những tác dụng đó là giúp cân bằng giấc ngủ, giúp bạn dễ ngủ hơn.

Sữa gạo giúp thanh lọc cơ thể, đẹp da và ngăn chặn quá trình lão hóa, hình thành nếp nhăn. Thường xuyên uống sữa gạo có thể giúp bạn cải thiện tình trạng làn da xỉn màu, thiếu sức sống. Sữa gạo được làm từ gạo rang và sữa tươi nên có mùi thơm đặc trưng, hương vị thơm ngon thích hợp uống mỗi ngày.

Uống Sữa Gạo Rang Hàn Quốc Có Béo Không ?

Nhiều người lo lắng khi uống sữa gạo có béo không, câu trả lời rằng sữa gạo chứa ít calo và không có cholesterol nên các dưỡng chất sẽ được hấp thụ vào cơ thể nhưng không làm tăng cân. Sữa gạo Hàn Quốc còn là thực phẩm hỗ trợ giảm cân tốt nếu bạn uống trước bữa ăn để hạn chế cảm giác thèm ăn, ít nạp năng lượng vào cơ thể.

Giờ thì hãy cùng phunuketnoi tham khảo cách làm nước nước gạo rang Hàn Quốc trong chuyên mục thức uống đẹp da dưới đây để thực hiện tại nhà và chiêu đãi cả nhà nhé!

Cách Làm Sữa Gạo Hàn Quốc

Nguyên Liệu Nấu Sữa Gạo Rang

  • 15gr gạo nếp (loại ngon)
  • 15gr gạo tẻ (loại ngon)
  • 500ml sữa tươi nguyên chất (sữa thanh trùng hoặc tiệt trùng không đường đều được)
  • 500ml nước nóng
  • Đường (tùy khẩu vị)

Cách Nấu Sữa Gạo Hàn Quốc Thơm Ngon, Đẹp Da

Bước 1: Làm Sạch Gạo

Để món sữa gạo thơm ngon, có vị béo và hương thơm bạn cần chọn loại gạo nếp và gạo tẻ ngon, hạt chắc, mẩy, không sâu mọt. Khi cắn thử hạt gạo và nếp có mùi thơm và béo. Vo sạch gạo và nếp rồi để ráo nước.

Bước 2: Cách Rang Gạo

Cho chảo lên bếp làm nóng, sau đó thêm gạo vào rang đều cho đến khi vàng trên lửa nhỏ. Bạn sẽ mất khoảng 10 phút cho công đoạn này. Gạo và nếp sau khi rang vàng sẽ hơi bung ra, mùi rất thơm giúp sữa ngon hơn. Bạn có thể rang gạo vàng sẫm, tuy nhiên bạn cần lưu ý đừng để gạo bị cháy sẽ làm ảnh hưởng đến hương vị và màu sắc của sữa.

Bước 3: Cách Nấu Sữa Gạo Rang

Bước tiếp theo bạn cho gạo rang, sữa tươi, nước sôi trộn chung với nhau. Đậy nắp và ngâm gạo khoảng 10 – 15 phút. Sau đó, bắt nồi sữa gạo lên bếp và đun nóng ở lửa nhỏ cho đến khi sữa nóng, nổi bọt li ti thì tắt bếp.

Để sữa gạo Hàn Quốc trong và sạch cặn thì bạn dùng rây lọc hoặc vải mỏng để lọc bỏ bã gạo (phần gạo này bạn có thể dùng nấu cháo ăn rất ngon).

Bước 4: Hoàn Thiện Sữa Gạo

Cuối cùng hòa đường vào sữa rồi để nguội. Cho sữa vào chai và bảo quản trong tủ lạnh, dùng dần trong khoảng thời gian từ 3 – 5 ngày.

Những Lưu Ý Khi Làm Sữa Gạo Rang Hàn Quốc

  • Để sữa gạo Hàn Quốc thơm ngon, không bị gắt bạn đừng cho quá nhiều đường vào nhé. Sữa gạo chỉ cần hơi có vị ngọt nhẹ và tự nhiên. Mùi gạo rang hòa quyện với vị béo sẽ làm bạn thư giãn, dễ chịu.
  • Nếu muốn sữa gạo béo hơn, bạn có thể rang lạc cùng với gạo và nấu cùng.
  • Bạn nên đợi chảo nóng rồi mới tiến hành rang gạo, liên tục dùng đũa đảo để gạo chín đều.
  • Bạn có thể dùng sữa gạo rang thay cho sữa bò, ăn kèm với bánh mì vào bữa sáng cũng cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Sữa gạo rang có thể uống nóng hoặc lạnh đều ngon.

8.Sữa hạnh nhân

Sữa hạnh nhân – nghe thì có vẻ cao siêu, ‘soang chảnh’ nhỉ, nhưng đây là loại sữa thực vật cực kỳ phổ biến với các nước phương Tây để thay thế sữa bò.

Trong các loại sữa từ hạt (nut milk), và nói chung là sữa từ thực vật (hạt, đậu, ngũ cốc v.v), sữa hạnh nhân, sữa hạt điều và sữa dừa là 3 món mình hay làm nhất và thích nhất, sử dụng được phong phú trong các món sinh tố, tráng miệng, bánh trái nhất. Bởi màu sắc, vị và texture (cảm quan) của các loại sữa này có thể nói là còn ngon hơn sữa bò.

Sữa hạnh nhân không có nhiều glycemic như sữa gạo, cũng không lo bị rối loạn hormone hoặc GMO như sữa đậu nành, ít hơn sữa bò 50% lượng calories và không có cholesterol, nhưng lại ít protein hơn. Sữa hạnh nhân có vị nhẹ, béo, ngậy và màu trắng sữa rất đáng yêu. Về cơ bản, sữa hạnh nhân là loại nước làm từ hạt hạnh nhân xay cùng nước. Cách làm sữa từng bước như dưới đây và phương pháp này có thể áp dụng cho hầu hết các loại sữa từ hạt (nut – hạt điều, óc chó, maccadamia v.v.). Thực tế là mình còn thích sữa hạt điều hơn cả hạnh nhân (hạt điều tươi chứ không phải hạt điều rang muối), vì rẻ hơn (điều trồng trong nước), ngậy hơn, và đặc biệt làm còn nhanh hơn nữa do không phải bóc vỏ, chỉ cần ngâm, xay, rồi lọc.

Món này phù hợp cho cả người không ăn chay lẫn người ăn chay. Những ai kiêng sữa động vật mà lại dị ứng với các loại nuts thì có thể làm sữa dừa. Tự làm sữa hạt là dễ nhất quả đất ý!

Dưới đây trông thì nhiều ảnh vậy thôi nhưng nhìn chung chỉ có 3 bước, cực nhanh, cực dễ và đảm bảo một khi đã làm rồi bạn sẽ không bao giờ dừng lại

Nguyên liệu

100 – 120 gr hạt hạnh nhân (nếu mua được hạnh nhân có chứng nhận hữu cơ là tốt nhất tuy nhiên giá thành cũng tốt không kém)

1 lít nước lọc

1 xíu muối biển

1 xíu đường thô (hoặc xay sữa cùng vài quả chà là)

Cách làm

Bước 1: Ngâm

Ngâm hạnh nhân ngập trong nước lọc (lượng nước gấp đôi hạt để hạt còn nở mềm). Thời gian ngâm ít nhất 8h (tốt nhất là qua đêm). Nếu bạn quá vội cũng có thể ngâm ít giờ hơn (ngâm trong nước nóng), sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến vị sữa. CHÚ Ý: nếu thời tiết nóng thì nên ngâm trong tủ lạnh (đặt cả hạt và bát nước vào tủ) để tránh ngâm lâu hạt bị chua, làm sữa dễ bị hỏng, bị chua.

Luộc hạt hạnh nhân trong vòng 5-10p. Có thể bỏ qua bước này. Mục đích của việc luộc hạt là để dễ bóc vỏ lụa của hạt hơn, và còn để phần nào yên tâm hơn cho những bạn không thích cảm giác uống từ hạt sống.

Bước 2: Xay

Xay hạt cùng nước lọc trong vòng 1-2 phút. Trong thời gian xay nên nghỉ vài lần để an toàn cho máy. Tốt nhất là máy xay sinh tố vẫn được sử dụng phổ thông trong các gia đình, loại máy để bàn thường khỏe hơn máy cầm tay. Máy càng khỏe thì hạt càng được nghiền kĩ hơn, cho sữa sánh hơn.

Bước 3: Lọc

Lọc hỗn hợp thu được qua rây lọc hoặc túi vải lọc.

Nếu dùng rây lọc thì sữa vẫn còn khá nhiều lợn cợn. Vì vậy riêng với sữa hạnh nhân mình hay dùng túi vải lọc như trong hình, trong khi sữa hạt điều rất mịn không hề có cặn thì mình chỉ lọc qua rây.

Thêm chút muối, chút đường (nếu muốn). Mình thì không dùng đường thấy ngon lắm.

Ta daaa…. Chúng ta đã có sữa hạnh nhân trắng mịn trong tay. Lúc này có thể ực ngay để thưởng thức. Hoặc đổ hỗn hợp sữa trở lại máy xay, xay thêm cùng quả chà là, bột quế hay các loại nguyên liệu biến tấu khác nếu bạn muốn. Sữa này cũng dễ đón nhận bởi các bé lắm nên các mẹ muốn thay sữa bò bằng loại sữa lành hơn, an toàn hơn thì có thể tự tay làm sữa hạnh nhân mỗi ngày cho con. Một khi đã làm vài lần bạn sẽ thấy tổng thời gian làm sữa rất nhanh gọn, chỉ mất thời gian ngâm qua đêm thôi.

Sữa hạnh nhân để được trong ngăn mát tủ lạnh 2 ngày (thậm chí 3 ngày không sao, mình đã thử). Nếu trót để lâu mà sữa chưa hỏng (chưa thấy thay đổi mùi vị gì) thì có thể hâm nóng lên trước khi uống cho yên tâm.

Mình đã từng thử làm sữa với quả chà là (cho sữa có vị ngọt dịu thơm), một chút bột quế, rất ưng. Ngoài cách làm như mình đề cập, có một cách khác khi làm sữa thực vật là xay hạt từ lúc sống rồi mới đun. Cách này với một số loại hạt như hạnh nhân và óc chó sẽ cần rất cẩn thận khi đun sau xay lọc, bởi nếu đun lửa to và sôi thì sữa sẽ bị lợn cợn, chỉ nên đun rất nhỏ lửa, khuấy liên tục và mấp mé sôi. Túm lại là mình thích cách của mình nhất, không đun lại sau khi đã xay, lọc.

Cách làm trên có thể áp dụng tương tự cho các loại sữa hạt (nut milk) khác, chỉ có thời gian ngâm các loại hạt sẽ khác nhau:

Hạnh nhân: 8 – 12 h
Macadamias8 h
Hạt điều: 2-4 h
Hạt thông (pine nut): 8 h
Hạt phỉ (halzenut)8h 
Hạt óc chó (walnut) hoặc hồ đào (pecan): 1-2 h
Hạt dẻ cười: không cần ngâm
Yến mạch15 phút trở lên

Trong các loại nut milk mình đã làm thì nói thực mình vẫn thích sữa hạnh nhân hạt điều nhất.  Sau đó là sữa dừa (các bạn có biết sữa dừa tự làm dễ và nhanh và ngon đến thế nào không, ). Và một lưu ý nữa về chất lượng sữa tự làm tại nhà phụ thuộc rất nhiều chất lượng nguyên liệu. Vì vậy các bạn đặc biệt chú ý nếu hạt của mình đã xuất hiện mùi hôi thì không nên dùng làm sữa vì khi làm sữa chủ yếu mình nên làm hạt dạng thô (không qua tẩm sấy bơ muối đường gì hết).

9.Sữa đậu xanh

Các loại sữa từ hạt như đậu nành, ngô, đậu đỏ, đậu xanh rất tốt cho sức khỏe. Cách nấu sữa cũng không quá khó khăn. Với nguyên liệu dễ tìm mua và cách thực hiện đơn giản là bạn đã nhanh chóng có được những ly sữa thơm ngọt, mát lành để gia đình cùng thưởng thức rồi.

Cách làm sữa đậu xanh

1. Bí quyết làm sữa đậu xanh truyền thống

1.1 Nguyên liệu chuẩn bị

Hạt đậu xanh: Tùy theo khẩu phần ăn bạn cân đối lượng đậu xanh cho phù hợp. Ở đây chúng tôi dùng 400gr đậu xanh có thể nấu được 4-5 cốc sữa.

  • Chuẩn bị đậu xanh

Đậu xanh là nguyên liệu chính của món sữa này. Có hai loại đậu xanh là đậu xanh nguyên vỏ và đậu xanh tách vỏ. Với món sữa này, phunuketnoi khuyên bạn nên sử dụng loại đậu nguyên vỏ để giữ được nhiều chất dinh dưỡng có trong cả hạt đậu và vỏ đậu.

Đậu xanh ngon phải là loại hạt tròn căng, mẩy, đều, bóng đẹp. Tuyệt đối không dùng loại hạt đã bị sâu mọt hay mốc hỏng để xay sữa. Khi chọn đậu xanh, lưu ý là chỉ chọn loại hạt đậu căng mẩy, không chọn phần đậu đã để lâu hay có dấu hiệu bị sâu, mối mọt.

Lá dứa: 1 bó khoảng 15-20 lá. Lá dứa sẽ giúp ly sữa thơm và ngậy hơn. Bạn chọn những lá già một chút sẽ có mùi thơm đậm hơn lá dứa non nhé!

Sữa tươi: 500-700ml sữa tươi. Bạn dùng sữa tươi không đường xay sữa sẽ ngon hơn nhé, dùng loại tách kem hay nguyên kem đều được. Nếu muốn uống ngọt, bạn có thể dùng thêm sữa đặc nhé!

  • Sữa tươi

Muối: ½ thìa cà phê (thêm một chút xíu muối vào sữa sẽ giúp sữa ngậy và dậy mùi thơm hơn)

Đường: Tùy vào khẩu vị thích ngọt nhiều hay ngọt ít mà bạn tự cân đối lượng đường cho phù hợp nhé!

1.2 Chi tiết các bước làm sữa đậu xanh ngon

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Đậu xanh mua về bạn vo 1-2 lần với nước sạch, nhặt cát sạn và hạt lép. Sau đó bạn ngâm đỗ xanh trong nước lạnh khoảng 1-2 tiếng. Cách làm này giúp hạt đỗ được nở mềm, nhanh chín khi nấu.

Lá dứa rửa sạch hai mặt lá, cắt bỏ phần lá úa hay bị sâu khoét. Sau đó bạn để ráo nước rồi cắt lá dứa thành từng khúc khoảng 5cm.

Bước 2: Thực hiện xay đậu xanh

Khi đậu đã ngâm xong, bạn đổ đậu vào nồi cùng nước lọc, bắc lên bếp nấu chín. Trong thời gian nấu, bạn nhớ thường xuyên hớt bọt và khuấy đều để tránh đậu bị đục hay khê đáy.

Đậu đã chín mềm, bạn tắt bếp, chờ cho đậu nguội bạn trút cả cái lẫn nước vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn hỗn hợp. Không nên đổ đậu vào máy khi đậu còn nóng vì sẽ rất hại máy. Bên cạnh đó, máy  xay khoảng 30s bạn nên tắt máy và dùng một chiếc thìa đảo đậu trong cối để máy xay đều.

Bước 3: Nấu và hoàn thành món sữa đậu

Khi đậu đã xay nhuyễn, bạn tiếp tục đổ nước đậu xay vào một chiếc nồi, bật bếp đun sôi. Nước sôi bạn cho sữa tươi không đường, đường kính và lá dứa vào, khuấy đều và để lửa nhỏ để sữa không bị trào.

Nấu thêm khoảng 5-7 phút bạn gắp bỏ phần lá dứa ra ngoài rồi tắt bếp. Để sữa được thơm và có mùi hấp dẫn bạn có thể thêm 1-2 ống hương vanilla hoặc nước cốt dừa.

Bên cạnh đó, với những ai không thích vỏ đậu có thể lọc bỏ bã, chỉ giữ lấy phần sữa trong để dùng. Tuy nhiên trong vỏ đậu chứa rất nhiều chất xơ nên phunuketno khuyên bạn nên giữ lại nhé!

Cách làm sữa đậu xanh không khó đúng không nào. Chỉ với vài thao tác đơn giản là bạn đã có ngay món sữa thơm lừng, ngọt béo để gia đình cùng thưởng thức rồi. Sữa đậu xanh bạn uống nóng hoặc ướp lạnh dùng mát đều ngon, trẻ em và người lớn sẽ rất thích món sữa này đấy!

2. Hướng dẫn làm sữa đậu xanh lá nếp

Sữa đậu xanh là loại sữa hạt rất tốt cho sức khỏe. Bên cạnh sữa đậu xanh truyền thống, sữa đậu xanh lá nếp cũng được rất nhiều người yêu thích bởi hương vị không những ngon mà còn có mùi thơm, màu sắc của cây cỏ tự nhiên rất dễ chịu. Công thức thực hiện món sữa đậu xanh lá nếp này rất đơn giản:

2.1 Nguyên liệu chuẩn bị

  • 300-400 gram hạt đậu xanh (bạn mua loại nguyên vỏ hoặc tách vỏ đều được)
  • 2-3 lá nếp tươi (bạn chọn loại lá già một chút nấu sữa sẽ thơm hơn)
  • Đường cát trắng
  • Sữa tươi không đường: 200ml
  • Đá lạnh (dùng để uống lạnh nếu thích)
  • Đường trắng

 

Lưu ý trong quá trình chọn nguyên liệu

  • Chọn đậu xanh

– Để nấu sữa ngon trước hết phải chọn được loại đậu chất lượng. Nếu muốn dùng cả chất xơ trong vỏ bạn mua loại nguyên hạt còn nếu muốn uống sữa mịn một chút thì bạn có thể chọn loại tách vỏ nhé.

– Bạn chọn loại đậu ngon, hạt bóng, đều, căng mẩy, không sâu mốc hay sứt sẹo gì nhé!

Lựa chọn đậu xanh

  • Sữa tươi

– Vì chúng ta đã có đường nên bạn chỉ cần dùng loại sữa không đường thôi nhé, vừa béo ngậy vừa giữ được hương vị tự nhiên của ly sữa.

2.2 Chi tiết các bước làm sữa đậu xanh lá nếp

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Để hạt đậu chín mềm, dậy mùi thơm tự nhiên và không bị cứng, sượng khi nấu, bạn vo sạch đỗ xanh rồi ngâm trong nước lạnh từ 2-3 tiếng để hạt đậu mềm bớt.

– Lá nếp hay còn gọi là lá dứa bạn rửa sạch với nước lạnh, vẩy cho ráo nước rồi buộc túm gọn lại thành bó để khi vớt ra dễ hơn.

Bước 2: Thực hiện nấu đậu xanh

– Sau khi ngâm đậu xong, bạn vớt đậu ra rổ, rửa lại nước cho sạch rồi trút vào nồi. Đổ nước ngập đậu khoảng hơn 1 đốt ngón tay, bật bếp nấu chín.

– Trong thời gian nấu, bạn nhớ dùng muôi đảo nồi thường xuyên để đậu chín đều và hớt bọt để khi xay sữa không bị đục. Đậu chín nhừ bạn tắt bếp.

– Chờ nồi đậu nguội một chút bạn trút toàn bộ vào cối xay, đậy nắp và  xay nhuyễn mịn.

– Đậu xanh đã xay nhuyễn bạn trút vào một chiếc nồi, có thể thêm nước lọc nếu thấy đặc quá. Bạn bật bếp đun sôi nồi đậu xanh xay, nước sôi bạn cho lá dứa, đường cát cùng sữa tươi vào.

–Khuấy đều để hỗn hợp sữa được đều và thơm, nấu thêm 5 phút thì tắt bếp.

2.3 Cách bảo quản và sử dụng sữa đậu xanh

– Nếu bạn muốn uống sữa mát thì chia nhỏ sữa vào các chai rồi cất trong ngăn mát tủ lạnh uống dần.

– Những ngày hè oi bức, một ly sữa đậu xanh thêm vài viên đá lạnh có tác dụng giải nhiệt rất tốt!

–Sữa đậu xanh có thể uống ngay khi nóng. Người lớn tuổi thích uống sữa đậu nóng hơn.

– Sữa đậu xanh rất tốt cho sức khỏe những bạn không nên uống nhiều quá. Trẻ con chỉ nên uống 1 lần/tuần, với người lớn nên duy trì 3-4 lần/1 tuần.

Lưu ý: Sữa đậu chúng ta làm tại nhà không chất bảo quản nên bạn nên uống trong ngày. Nếu phải để lâu thì chỉ nên để trong 3 ngày thôi nhé!

3. Sữa đậu xanh và một số thông tin hữu ích

3.1 Giá trị dinh dưỡng

– Các loại sữa từ hạt như sữa đậu xanh rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là tim mạch. Bên cạnh đó bạn cũng nên duy trì sử dụng các thực phẩm chế biến từ hạt như bột đậu, bánh hay giá đỗ đều rất tốt.

– Thành phần trong hạt đậu xanh và vỏ đậu xanh chứa nhiều chất xơ. Tinh bột có trong đậu xanh giúp bạn cảm thấy no lâu, giúp giảm cân hiệu quả mà không phải nhịn ăn nhiều.

– Đậu xanh giúp ổn định lượng đường trong máu. Vì vậy những người mắc bệnh tiểu đường nên thường xuyên uống sữa đậu xanh này.

– Đậu xanh chứa nhiều thành phần estrogen, rất tốt cho sức khỏe và sắc đẹp của chị em phụ nữ.

– Đậu xanh tính mát lại chứa nhiều dưỡng chất, những người cần bồi bổ sức khỏe hay cần giải nhiệt rất nên uống sữa đậu xanh.

3.2 Sữa đậu xanh và những ai không nên sử dụng?

– Đậu xanh có tính mát nên những người hay bị lạnh bụng, lạnh chân tay…không nên uống sữa đậu xanh nhiều nhé!

– Đặc biệt bạn không được uống sữa đậu xanh khi đang đói sẽ rất hại dạ dày.

– Ngoài ra, những người đang dùng thuốc Đông y cùng không được uống sữa đậu xanh.

Kết bài

Sữa đậu xanh là món đồ uống rất ngon và phù hợp với mọi lứa tuổi, dùng trong bốn mùa đều phù hợp. Với 2 công thức trên hy vọng rằng bạn sẽ thành công chế biến thức uống thật ngon cho gia đình nhé!

10.Sữa đậu phộng, mè trắng

Công dụng: Thích hợp cho người muốn tăng cân, trẻ em suy dinh dưỡng.

Nguyên liệu:

  • 100g đậu phộng
  • 20g mè trắng
  • 1 lít nước

Cách làm:

Bước 1: Ngâm đậu phộng và mè trắng qua đêm, thay nước 1 - 2 lần, đổ bỏ nước ngâm.

Bước 2: Đun hỗn hợp đến khi sôi để lửa riu khoảng 15 - 20 phút.

Bước 3: Xay mịn hỗn hợp  với 1 lít nước (không cần bóc lớp vỏ lụa của đậu phộng).

Bước 4: Lọc qua rây hoặc túi lọc, bỏ bã và bảo quản trong tủ lạnh 2 ngày.

11.Sữa gạo lứt

Gạo lứt là loại thực phẩm bổ dưỡng, an toàn và tốt cho sức khỏe. Sữa gạo lứt cũng là thức uống giải nhiệt tuyệt vời cho mẹ giữ gìn nhan sắc, thực phẩm bồi bổ cho các bé biếng ăn, chậm lớn. Chị em hãy cùng tìm hiểu cách làm sữa gạo lứt để cùng con tẩm bổ trong mùa Hè này nhé!

Sữa gạo lứt khá dễ làm. Chỉ qua vài bước đơn giản là mẹ đã nấu được một ly sữa gạo thơm ngon cho bé rồi. Tuy nhiên, trước khi bắt tay vào thực hiện, mẹ hãy cùng tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của thức uống này nhé!

Gạo lứt là gì và có tác dụng thế nào?

Gạo lứt là loại gạo chỉ vừa mới bóc đi lớp vỏ trấu, vẫn còn lớp cám bao bọc bên ngoài. Nếu bóc sạch lớp cám này sẽ cho ra gạo trắng, loại chúng ta ăn hàng ngày. Lớp cám của hạt gạo lứt chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như vitamin E, vitamin B1, B3, B6, ma-giê, man-gan, chất xơ, sắt…

Theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí American Journal of Clinical Nutrition, một lon gạo lứt khi nấu thành cơm chứa 84mg ma-giê, ở gạo trắng chỉ có 9mg. Nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh, trong lớp cám của gạo lứt chứa một chất dầu đặc biệt có tác dụng điều hòa huyết áp, làm giảm cholesterol xấu, giúp ngăn ngừa qua các bệnh về tim mạch.

Nguồn gốc sữa gạo lứt

Năm mươi năm trước, khi ông Shinjo Masao sống trên hòn đảo Ishigaki của Nhật thấy con trai mình và nhiều đứa trẻ khác bị chứng biếng ăn. Tất cả đều rất lo lắng và muốn tìm ra cách nào đó để cứu giúp những đứa trẻ suy dinh dưỡng không bị nguy kịch.

Họ đã thoát khỏi sự lo lắng khi vợ của Shinjo Masao đã nghĩ ra cách làm sữa gạo lứt với vị ngọt của thứ đường nâu nổi tiếng của Nhật Bản. Trong sữa gạo chứa chất xơ, vitamin và những chất dinh dưỡng, hương vị lại hợp với những đứa trẻ trên đảo.

Loại sữa mới này đã nhanh chóng được lan rộng ra vùng lân cận và giúp cho những người trẻ tuổi ở vùng này khỏe mạnh hơn. Hiện tại, gia đình ông vẫn còn sản xuất loại sữa gạo lứt đặc biệt này. Khi đến du lịch tại Ishigaki – Nhật Bản bạn sẽ mua được loại sữa gạo lứt này chỉ với 120 Yên (25.000 đồng).

Sữa gạo lứt có lợi ích gì cho mẹ và bé?

Một số nghiên cứu khoa học nhận định rằng gạo lứt cũng như sữa gạo lứt là một loại thức uống chứa thành phần chất dinh dưỡng cao. Nó có khả năng phòng ngừa và điều trị nhiều căn bệnh ở trẻ em như bệnh tim, hen suyễn, loãng xương, tiểu đường, chống ung thư, ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn mạch máu…

Ngoài ra, loại sữa này còn có một số công dụng làm đẹp rất hữu dụng được rất nhiều phụ nữ yêu chuộng, là thành phần không thể thiếu trong quá trình giảm cân và chăm sóc da mỗi ngày.

Với lượng vitamin dồi dào, nó giúp làn da các phụ nữ sau khi sinh luôn căng mịn đầy sức sống, ngăn ngừa tình trạng lão hóa da ở phụ nữ có tuổi. Nó còn giúp thanh lọc và làm mát cơ thể.

Việc chế biến gạo lứt thành sữa cũng dễ dàng hơn các loại sữa khác rất nhiều. Vị của sữa gạo lứt dễ uống, thơm ngon. Nó kích thích vị giác của bé mà không tạo cảm giác béo như các loại sữa thông thường.

Tại Hàn Quốc, Trung Quốc, sữa gạo lứt là một thức uống bổ dưỡng được sử dụng khá phổ biến.

Cách làm sữa gạo lứt

Để có một ly sữa gạo lứt thơm ngon cho mình và bé, mẹ cần chuẩn bị nguyên liệu và thực hiện theo các bước sau:

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Gạo lứt: 100gr
  • Sữa tươi không đường: 2 hộp nhỏ
  • Nước lọc: 1 lít
  • Đường phèn: 100gr (hoặc có thể tùy theo sở thích của bạn)

Cách thực hiện

Rang gạo

Nhặt sạch vỏ trấu và sàng làm sạch bụi bẩn. Bạn có thể vo gạo hoặc không tùy vào nguồn gốc gạo bạn có. Tiếp theo, đổ gạo vào chảo, rang với lửa nhỏ cho đến khi gạo bắt đầu dậy mùi thơm. Khi hạt gạo bóng đẹp, và có khoảng chừng 20% hạt gạo đã nở, bạn tắt bếp.

Chỉ với 3 bước đơn giản, bạn đã có ly sữa gạo lứt thơm ngon cho mẹ và bé rồi!

Nấu gạo

Bạn lấy 300ml nước lạnh, cho lên bếp đun sôi, sau đó cho gạo lứt đã rang vào nấu chín mềm. Lưu ý, nên nấu với ngọn lửa nhỏ. Khi đã nấu xong, bạn hãy đem gạo lứt đã nấu chín cho vào máy xay và xay thật nhuyễn.

Sau đó, bạn dùng rây, lọc qua rây và phải vắt cho thật mạnh tay chất bột có trong gạo lứt ra hết. Tiếp tục cho 700ml nước còn lại vào nồi rồi cho sữa tươi không đường và đường phèn vào đun đến khi sôi.

Đun sữa

Nấu xong, bạn cho phần nước gạo lứt đã được lọc vào nấu chung. Đun thêm khoảng chừng 5-10 phút là được. Chú ý canh chừng lửa nếu không sữa sẽ bị trào ra bên ngoài.

Sau khi nấu sữa xong, bạn nhấc nồi xuống, chờ cho sữa nguội rồi chuẩn bị hộp đựng để bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Sữa gạo lứt nấu xong mẹ có thể bảo quản lạnh và sử dụng trong vòng 3-4 ngày.

12.Sữa óc chó, hạnh nhân

Trong hạnh nhân giàu các chất béo đơn bão hòa và protein rất tốt cho sức khỏe.

Đặc biệt, nguồn dinh dưỡng từ hạnh nhân như sữa hạnh nhân cung cấp hàm lượng calories cao.

Đồng thời giúp tăng lượng cholesterol có lợi, giảm lượng cholesterol xấu nhờ chất chống oxy hóa, làm giảm đáng kể rủi ro mắc bệnh tim mạch.

Hãy cùng mình tìm hiểu cách làm sữa óc chó hạnh nhân với đậu đen, để có một loại thức uống thơm ngon lại tốt cho sức khỏe bạn nhé!

Nguyên liệu

  • 100g nhân quả óc chó
  • 100g hạt hạnh nhân
  • 100g đậu đen
  • 1.5l nước
  • 200g đường phèn
  • 5 lá dứa (có thể thêm hoặc bớt tùy sở thích)

Dinh dưỡng

  • Năng lượng182 kcal
  • Chất đạm4 g
  • Chất béo16 g
  • Chất béo bão hòa2 g
  • Cacbonhydrat8 g
  • Chất xơ2 g
  • Đường5 g
  • Natri37 mg

Cách làm sữa hạt óc chó cho mẹ bầu

  1. Ngâm đậu đen, hạt hạnh nhân và nhân quả óc chó trong nước ấm khoảng 4 giờ. Loại bỏ những hạt đậu lép, bóc sạch vỏ lụa hạnh nhân. Lá dứa rửa sạch, để ráo nước
  2. Nếu bạn không thích vị chát vốn có của hạt óc chó có thể bóc lớp vỏ lụa đi. Tuy nhiên sẽ mất đi phần nào giá trị dinh dưỡng bên trong lớp vỏ lụa
  3. Cho nhân hạt óc chó, hạt hạnh nhân và đậu đen cùng với 500ml nước vào máy sinh tố xay nhuyễn. Sau đó vắt lọc lấy nước. Phần bã đem xay lại khoảng 2 lần nữa với lượng nước như trên và cũng lọc kỹ (lượng nước tùy vào sở thích của bạn, thích đậm đặc hay loãng)
  4. Cho phần sữa óc chó vừa lọc lên bếp, thêm đường phèn theo sở thích ngọt của bạn, thả lá dứa vào nồi để tăng thêm vị thơm cho món sữa hoặc thêm ít vani giúp át bớt mùi óc chó cho dễ uống, rồi đun sôi. Nên để lửa vừa phải, khuấy nhẹ đều tay, tránh sữa óc chó bị vón cục, sôi bùng lên và trào ra ngoài
  5. Tắt bếp để nguội, cho vào ngăn mát tủ lạnh trước khi thưởng thức sẽ ngon hơn. Bạn cũng có thể cho sữa óc chó vào từng bọc nhỏ để vào ngăn đông tủ lạnh làm món sinh tố rất là hấp đẫn

Ghi chú: Bạn nên mua đậu đen xanh lòng nấu sữa sẽ thơm và ngon hơn.

Chúc bạn thành công với món sữa quả óc chó với hạt hạnh nhân và đậu đen thơm ngon, bổ dưỡng, thơm ngọt mùi lá dứa này nhé!

13.Sữa hạt sen, bắp nếp, hạt bí

Công dụng: An thần, trị chứng mất ngủ của người cao tuổi. Tốt cho hệ tim mạch và não.

Nguyên liệu:

  • 100g hạt sen tươi
  • 1 trái bắp
  • 20g hạt bí
  • 1 lít nước

Cách làm:

Bước 1:

  • Rửa sạch hạt sen, ngâm 45 - 60 phút.
  • Bắp trái tuốt vỏ, bỏ râu, bào nhỏ, giữ lại cùi nấu chung cho ngọt nước.
  • Hạt bí ngâm 8 tiếng hoặc qua đêm.

Bước 2: Cho hỗn hợp vào nồi nấu chung, khi sôi thì để lửa nhỏ, đun cho đến khi hạt sen mềm.

Bước 3: Bỏ cùi bắp, cho hỗn hợp này vào máy xay xay nhuyễn và lọc bã là có thể thưởng thức.

14.Sữa đậu cúc

ĐẬU CÚC (Pinto peas) có hàm lượng đạm cao hơn các loại ngũ cốc khác, chứa nhiều sinh tố nhóm B, giàu sắt và nhiều chất xơ, ít chất béo và calorie, chất đạm trong đậu có chất lượng tương đương đạm trong động vật. Đậu giúp nhuận trường từ đó giảm thiểu nguy cơ ung thư ruột già và trực tràng; hỗ trợ tiểu đường, điều trị mỡ máu, chữa bệnh tiểu đường; giảm cholesterol trong máu; giúp giảm cân, giữ dáng, đẹp da…

CÁCH LÀM SỮA ĐẬU CÚC

Đậu thường nhập từ Mỹ, Ấn Độ nhưng mà mình lọ mọ tìm được hạt đậu trồng trong nước và giống thuần chủng luôn nè. Bữa nay say sưa ngâm đậu cúc nấu sữa. Chỉ thêm 1 nhánh lá dứa, vài hạt óc chó và xíu muối thôi mà sao sữa cứ tỏa hương ngào ngạt, vị sữa thì thơm bùi, thanh mát. Đặc biệt là ra được cái màu “cẩm hường” lạ mắt mình thích mê à!
Bữa nay mình mới khám phá ra: Đâu nhất định phải là đậu “ngoại”, đậu “làng” mình thôi cũng tốt lắm luôn đó! Cụ thể dò bảng calo và đạm bạn sẽ rõ nh.

1.Nguyên liệu:

– 100g đậu cúc
– 4 hạt óc chó
– 1 quà chà là
– 1,5 lít nước
– 1 nhánh lá dứa, rửa sạch, cắt khúc
– 1g muối
– 1M đường thô (nếu thích)

2. Cách nấu:

– Đậu cúc ngâm khoảng 6 tiếng cho mềm, bỏ nước ngâm.

– Hạt óc chó rang cho thơm

– Chà là bỏ hột, lấy vỏ

– Cho đậu cúc + hạt óc chó + chà là + 1,2 lít nước vào cối xay nhuyễn –> đổ ra nồi, cho lá dứa –> nấu lửa vừa cho sôi nhẹ khoảng 30 phút, khuấy cho khỏi khét –> lọc bỏ xác qua rây, lấy nước đậu + 300ml nước + 1g muối + 1M đường thô (nếu thích) –> khuấy đều, nấu thêm 5-10 phút. Tắt bếp.

– Rót ra ly uống nóng hoặc cất tủ lạnh uống mát đều rất ngon.

Theo thực dưỡng thì hay lấy vị ngọt từ chính rau, củ quả nên có chà là là sữa đã có vị ngọt và thơm ngon rồi ấy.

15.Sữa đậu đỏ, hướng dương

Công dụng: Lưu thông khí huyết tốt, bổ máu và phòng ngừa béo phì.

Nguyên liệu:

  • 100g đậu đỏ
  • 20g hạt hướng dương
  • 1/2 thìa cafe bột quế
  • 1 lít nước

Cách làm:

Bước 1: 

  • Ngâm đậu đỏ 12 - 14 tiếng.
  • Tách hạt hướng dương ra khỏi vỏ, ngâm hạt hướng dương 15 - 20 phút.

Bước 2: Xay nhuyễn hỗn hợp, lọc bã 2 -3 lần lấy phần nước trong nhất, bạn càng lọc kỹ thì sữa làm ra sẽ càng sánh không bị bón cục.

Bước 3: Đun hỗn hợp để lửa nhỏ, cho chút bột quế vào đun đến sôi lăn tăn chừng 15 phút thì tắt bếp. Tránh để sôi bùng lên, sữa sẽ dễ bị tách lớp.

16.Sữa mè đen

Tòng teng… Bạn có thích mè đen không nhỉ?

Hôm nay, chúng ta hãy tạm thời quên đi những vị sữa truyền thống, với những màu sắc quen thuộc. Và hãy đến với một loại sữa đặc biệt từ sự huyền bí lạ lùng tới hương vị của riêng mình, đó chính là sữa mè đen các bạn nhé!

Không phải ngẫu nhiên mà tui lại giới thiệu mè đen tới với chúng ta đâu. Mà thật sự, nói về dưỡng nhan và tốt cho phụ nữ sau sinh, không ai dám vượt mặt sữa mè đen này đâu ạ. Vậy sữa mè đen tốt như thế nào và cách làm sữa mè đen đặc biệt này ra sao, hãy để tui giới thiệu ngay với bạn nhé!

Bíp bíp….

Hãy chọn sữa mè đen nhà làm các bạn ơi!

Chà, để bắt đầu tới với công thức làm sữa mè đen, như thường lệ, tui muốn khuyến khích các bạn rằng hãy uống sữa mè đen nhà làm nhé!

Tại sao? Tại sao lại vậy? Mất công làm lắm biết không?

Tui biết chứ. Nhưng nếu bạn tự làm sữa mè đen cho mình, bạn sẽ nhận được những điều xứng đáng với công sức mình đã bỏ ra đấy ạ. Như vầy nè:

  • Bạn sẽ vô tư chọn mè đen ngon, loại cao cấp để làm sữa cho mình.
  • Bạn tha hồ mix mè đen với những loại hạt dinh dưỡng, ngũ cốc mà bạn thích. Chẳng cần phụ thuộc vào nguyên liệu của sữa có sẵn.
  • Bạn có thể điều chỉnh được lượng đường trong sữa theo khẩu vị riêng hoặc chế độ ăn kiêng của mình.
  • Bạn không còn lo chất bảo quản, chất phụ gia nào có trong sữa nữa.
  • Bạn thoải mái dùng sữa tươi mới mỗi ngày mà không sợ hết hạn sử dụng hoặc đã bị để lâu nữa nhé!
  • Bạn sẽ tiết kiệm được chi phí khi tự làm sữa mè đen nữa cơ.

Đấy ạ, đó là những lợi ích mà bạn sẽ nhận được nếu uống sữa mè đen nhà làm đấy! Tuyệt vời ông mặt trời luôn đúng không nào? Nhưng uống sữa mè đen nhà làm có lợi ích gì nhỉ? Nghe sữa mè đen thì có vẻ lạ lẫm quá, liệu có tốt không ta?

Uống sữa mè đen có tác dụng gì?

Mè đen vừa rẻ, mà còn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe nữa chứ. Ấy vậy mà người Hoa ngày xưa, họ đã làm ra những chén chè mè đen với tên gọi “Chí mà phủ” thơm ngon khó cưỡng. Rồi cũng bởi công dụng của mè đen tuyệt vời, mà ông bà ta xưa nay đã khám phá việc uống nước mè đen có tác dụng gì để sử dụng. Và bây giờ, sữa mè đen lại được thịnh hành không kém bởi những ưu điểm mà mè đen mang lại cho sức khỏe của chúng ta. Vậy các bạn và tui cùng điểm danh một số lợi ích “to đùng” của sữa mè đen dành cho cơ thể chúng ta thử nhé!

  • Sữa mè đen có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giảm táo bón và tốt cho sức khỏe đường ruột. Nhờ hàm lượng chất xơ cao trong mè đen, với 100g mè đen chứa tới 12g chất xơ, đó là một thế mạnh tuyệt vời của “ẻm” đấy.
  • Sữa mè đen tốt cho sức khỏe xương khớp nhờ hàm lượng kẽm, canxi và photpho cao chứa trong nó.
  • Sữa mè đen tốt cho sức khỏe tim mạch và phòng chống xơ vữa động mạch. Có thể lý giải bởi mè đen nằm trong nhóm hạt có dầu và “em ấy” cũng chứa nhiều chất béo. Hàm lượng chất béo chủ yếu có trong mè đen là từ chất béo không bão hòa mà ra. Những chất béo không bão hòa này mang đến rất nhiều tác dụng cho tim mạch và mạch máu chúng ta đó ạ.
  • Sữa mè đen là một thực phẩm tốt cho việc làm đẹp, giúp quá trình tạo collagen thúc đẩy mạnh mẽ hơn, tăng độ đàn hồi cho da, giúp da được mịn màng và sáng khỏe.
  • Sữa mè đen có tác dụng giúp cho mái tóc của bạn trở nên đen hơn và làm chậm quá trình bạc tóc ở người lớn tuổi.
  • Đặc biệt đối với chị em phụ nữ sau sinh, sữa mè đen sẽ giúp các mẹ lợi sữa hơn rất nhiều luôn đấy nhé!

Vậy là sữa mè đen thật lợi hại phải không các bạn. Tui thường ví em ấy như một cô phù thủy tốt bụng, với màu đen huyền bí của mình nhưng lại mang đến vô số tác dụng tốt cho chúng ta đấy nhá. Vậy bây giờ chính là lúc chúng ta cùng nhau làm ra những ly sữa mè đen thơm ngon, bổ dưỡng thôi nào các bạn ơi!

Công thức làm sữa mè đen có 1-0-2

Cách nấu sữa mè đen như thế nào nhỉ?

Chà, bây giờ, tui muốn giới thiệu tới các bạn 2 công thức sữa mè đen vô cùng dễ làm và siêu ngon, siêu hấp dẫn. Không chỉ sử dụng mè đen, chúng ta còn kết hợp em ấy với nhóm nguyên liệu khác để tăng giá trị dinh dưỡng nhé!

Chúng ta cùng bắt đầu thôi nào!

"Siêu tiết kiệm" với công thức sữa mè đen yến mạch

Nếu sữa hạt có giá rẻ nhất thì tui vote ngay cho em sữa này. Giá thành rẻ nhưng lại có chất lượng không hề rẻ. Hương vị của sữa mè đen yến mạch lại dễ uống và khá sánh nữa chứ. Và nếu chỉ sử dụng 100% mè đen cho công thức sữa hạt này thì thật vô vị phải không ạ. Vậy chúng ta cùng lựa chọn trong nhóm ngũ cốc là yến mạch để tạo thêm độ sánh và giàu chất xơ hơn cho ly sữa của mình các bạn nha.

  • Thời gian chuẩn bị: 8 tiếng (thời gian ngâm hạt)
  • Thời gian thực hiện: 8 phút
  • Phục vụ: 4 ly sữa
  • Cấp độ: dễ quá sức tưởng tượng

Nguyên liệu

  • 90gr mè đen
  • 30gr yến mạch cán dẹt
  • 3 quả chà là (tùy chọn)
  • 1000ml nước sôi để nguội
  • Túi vải hoặc ray lọc sữa

Cách chế biến

Bước 1: Ngâm hạt và yến mạch

Ngâm mè đen trong nước khoảng 8 tiếng.

Yến mạch bạn ngâm trong nước sôi trong vòng 30 phút trước khi nấu sữa.

Bước 2: Rang mè đen

Sau khi ngâm hạt, vớt mè đen ra. Mè đen đang còn ướt thì bạn để lên chảo và rang luôn nhé! Rang tới khi mè thơm và búng “lách tách” trên chảo là ok nha.

Bước 3: Xay sữa

Rang mè xong, bạn cho yến mạch, mè đen, chà là bỏ hạt bên trong và nước vào máy xay sinh tố có công suất lớn để xay mịn sữa. Bạn nên chia đôi hỗn hơn ra làm 2 phần để sữa được xay dễ dàng hơn. Mỗi lần xay nên cho máy nghỉ 1 lúc giúp bảo vệ máy xay sinh tố của mình các bạn nhé!

Bước 4: Lọc sữa

Bước tiếp theo chính là lọc sữa đã xay. Bạn đổ sữa ra ray lọc hoặc túi vải lọc sữa (sử dụng túi vải sẽ lọc sữa mịn hơn ray lọc).

Bước 5: Nấu sữa và thưởng thức

Cuối cùng, bạn đổ hỗn hợp sữa đã lọc ở trên vào nồi và để lên bếp nấu ở nhiệt độ lửa thấp. Đợi đến khi sữa vừa sôi thì tắt bếp là được nhé!

Nấu sữa với máy làm sữa chuyên dụng

Với máy làm sữa, bạn sẽ giảm lượng hạt xuống. Chúng ta chuẩn bị 70gr mè đen, 20gr yến mạch cán dẹt và 1000ml nước cùng 3 quả chà là nha.

Máy nấu sữa không có chức năng rang mè, vì vậy bạn cũng cần ngâm mè đen và yến mạch. Sau đó rang mè đen lên. Rồi tiếp theo cho tất cả nguyên liệu vào cối máy nấu sữa, chọn chức năng nấu sữa hạt là xong nhé! Với máy nấu sữa hạt, bạn sẽ bỏ qua được bước 3, 4 và 5 ở trên đấy!

Nâng cấp với phiên bản pro sữa mè đen mix hạt sen + hạt điều

Lỡ như hôm nay nhà hết yến mạch chưa kịp mua? Hay bạn muốn nâng cấp hương vị cho ly sữa mè đen của mình thêm mới lạ? Vậy bạn hãy thử với công thức sữa mè đen cùng hạt sen và hạt điều xem sao nha.

Hạt sen giúp cho sữa có vị bùi hơn cùng nhiều công dụng tốt như chữa bệnh đau đầu, giúp bạn ngủ ngon giấc hơn và cũng đặc biệt tốt với phụ nữ sau sinh đấy ạ.

Còn hạt điều sẽ làm cho ly sữa của chúng ta béo hơn và thơm hơn rất nhiều. Hạt điều khá quen thuộc với những lợi ích cho sức khỏe của chúng ta, cũng là một sản phẩm tuyệt vời giúp cho sức khỏe tim mạch đấy nhé! 

  • Thời gian chuẩn bị: 8 tiếng (ngâm hạt)
  • Thời gian thực hiện: 12 phút
  • Phục vụ: 4 ly sữa
  • Cấp độ: dễ “ẹc” nha
 

Nguyên liệu

  • 70gr mè đen
  • 35gr hạt sen
  • 35gr hạt điều tươi, thô. Có thể sử dụng hạt điều pasteurized (điều tiệt trùng) nha.
  • 1000ml nước
  • 4 quả chà là (tùy chọn)
  • Ray lọc sữa

Cách chế biến

Bước 1: Ngâm hạt

Ngâm mè đen trong thời gian 8 tiếng.

Hạt sen tươi thì bạn không cần ngâm. Chỉ rửa sạch và luộc sơ để vớt bọt ra. Nếu hạt sen khô, bạn cần ngâm hạt sen ít nhất trong 2 tiếng nhé!

Hạt điều ngâm 2-2.5 tiếng.

Bước 2: Rang mè đen

Sau khi ngâm mè đen xong, còn ướt thì bạn cứ cho mè lên chảo và rang đều tay. Rang đến khi mè thơm và nhảy “lách tách” là được nha.

Bước 3: Xay sữa

Chia hỗn hợp đã chuẩn bị ở trên thành 2 phần, cho vào máy xay sinh tố cho công suất lớn để xay mịn sữa. Bạn cần xay khoảng 1-2 lần, mỗi lần cho máy nghỉ 1 chút để đảm bảo an toàn cho máy xay sinh tố của mình nhé!

Bước 4: Lọc sữa

Sau khi xay sữa xong, bạn đổ hỗn hợp trên qua ray lọc sữa để lọc bã sữa ra.

Bước 5: Nấu sữa

Cho hỗn hợp đã lọc ở trên vào chiếc nồi, đặt lên bếp và nấu với nhiệt độ lửa thấp. Đến khi sữa bắt đầu sôi thì tắt bếp là xong cả nhà nhé!

Nấu sữa mè đen bằng máy làm sữa chuyên dụng như thế nào?

Việc dùng máy để nấu sữa, bạn cần 60gr mè đen, 30gr hạt sen, 20gr hạt điều, 1000ml nước và 3-4 quả chà là bỏ hạt bên trong.

Cũng các bước chuẩn bị như ngâm mè đen, ngâm hạt điều và rang mè.

Sau đó bạn cho hỗn hợp trên vào cối máy và chọn chế độ nấu sữa hạt là xong nhé!

Với máy nấu sữa hạt, bạn không cần luộc sơ hạt sen trước khi làm sữa đâu nha.

Mẹo hay nấu sữa mè đen đâu phải ai cũng biết!

  • Mè đen có khá nhiều loại. Tuy nhiên để làm sữa mè đen thơm ngon, bạn chọn mè có hạt bóng, chắc, không bị lép. Không mối mọt gì nhé!
  • Sau khi vớt mè đen vừa ngâm xong, bạn không cần đợi ráo nước mới rang mè. Bạn có thể rang ngay sau khi vớt ra luôn sẽ giúp mè đen của mình thơm hơn mà không bị cháy dầu trong mè đâu nha.
  • Khi rang mè nên để nhiệt độ lửa thấp, rang đều tay và rang tới khi thơm, các hạt mè búng lên là chuẩn các bạn nhé!
  • Bạn có thể sử dụng điều rang sẵn thay cho điều thô. Tuy nhiên, nếu sử dụng điều rang sẵn, các bạn không cần ngâm hạt trước khi nấu sữa.
  • Ngoài việc sử dụng chà là để tạo ngọt, các bạn có thể dùng một số chất tạo ngọt từ nhiên như kỷ tử, cỏ ngọt,…. Để biết rõ hơn các chất tạo ngọt tự nhiên tốt cho sức khỏe,

Đã nấu sữa mè đen xong, bước tiếp theo của chúng ta chính là cách bảo quản sữa mè đen tốt nhất. Vậy bạn nên bảo quản sữa mè đen như thế nào? Dưới đây là lời giải đáp dành cho bạn đấy!

Bảo quản sữa mè đen đúng cách

Cũng như những loại sữa hạt dinh dưỡng khác, sữa mè đen nên được bảo quản như sau:

  • Đựng trong chai thủy tinh đã được tiệt trùng sạch sẽ.
  • Đối với sữa mè đen yến mạch nên sử dụng trong ngày. Không để qua ngày hôm sau. Vì yến mạch khá nhớt, nó có thể làm chua sữa hoặc nhớt sữa của bạn nếu bạn lưu trữ sữa qua ngày hôm sau đấy!
  • Sữa mè đen, hạt sen và hạt điều có thể được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và dùng trong 2 ngày nhé!

Tuy nhiên, trước khi bạn bảo quản sữa trong ngăn mát tủ lạnh, bạn nên để sữa nguội hoàn toàn đã nhé! Và hãy nhớ hâm nóng sữa và lắc đều trước khi sử dụng các bạn nha.

Nếu thấy hiện tượng sữa lắng cặn, có thể đó là do lớp tinh bột của hạt sen hoặc phần hạt của mè đen nặng hơn nước nên lắng xuống. Và đây là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên, các bạn có thể lắc lên và dùng bình thường nhé!

Tới lượt bạn rồi đấy!

Bây giờ là thời gian dành cho bạn rồi đấy!

Với 2 công thức nấu sữa mè đen trên đây, các bạn hãy thử làm ra những ly sữa mè đen thơm ngon, bổ dưỡng cho mình và gia đình đi nào! Hãy nạp thêm nhiều chất dinh dưỡng từ hạt và ngũ cốc để giúp ích thật nhiều cho sức khỏe của mình các bạn nhé!

Hãy uống sữa mè đen 2-3 lần 1 tuần để tốt cho sức khỏe của bạn và nâng cao nhan sắc của bản thân mình các bạn nha. Ngoài ra, các mẹ sau sinh hãy uống sữa mè đen để thiệt lợi sữa cho các con mình và bổ sung thêm vitamin cùng khoáng chất cho chính mình nữa nhé!

17.Sữa yến mạch

Yến mạch là một thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt được chị em phụ nữ sử dụng để giảm cân. Nếu đã quen thuộc với món cháo yến mạch thì hôm nay phunuketnoii sẽ vào bếp hướng dẫn bạn cách làm sữa yến mạch ngon bổ rẻ nhé!

Công dụng của yến mạch:

  • Chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như protein và nhiều chất xơ, Vitamin A, B6, B12... và trở thành thành phần không thể thiếu của những người ăn kiêng, bị tiểu đường, ăn chay...
  • Sữa yến mạch hay cháo yến mạch rất tốt cho hệ tiêu hóa, hệ tim mạch, dễ hấp thụ và giàu dinh dưỡng, đặc biệt tốt cho trẻ em và người cao tuổi.
  • Đây cũng là một thực phẩm làm làn da trở nên mịn màng, sáng bóng được chị em phụ nữ yêu thích sử dụng.

1.Cách làm sữa yến mạch mè đen

Thời gian thực hiện sữa yến mạch mè đen- Chuẩn bị và sơ chế: 10 phút.

- Chế biến: 15 phút.

Nguyên liệu bên dưới đủ cho 2 - 3 người dùng.

Nguyên liệu và dụng cụ làm sữa yến mạch mè đen:

- 50 g yến mạch.

- 50 g mè đen.

- Muối hạt, muối xay nhuyễn.

- Dụng cụ: Ly, muỗng.

Cách làm sữa yến mạch mè đen:

Bước 1:

  • Ngâm mè với ít muối hạt trong 8 tiếng.
  • Lấy 1 tô sạch khác ngâm 6 muỗng yến mạch trong 4 tiếng. Bạn có thể dùng khăn đậy kín miệng tô để nước ngâm sạch sẽ.

 

Bước 2:

  • Sau đó, vớt mè đen và yến mạch rồi xả sạch lại với nước.
  • Cho cả 2 vào máy xay thêm 1 lít nước lọc rồi xay khoảng 30-45 giây đến khi hỗn hợp nhuyễn thì ngừng lại, rồi dùng túi lọc chắc lấy nước.

 

Bước 3: Bạn cho nước vừa lọc vào nồi và đun sôi với lửa nhỏ khoảng 30 - 45 phút rồi tắt bếp.

Thành phẩm

Bạn thêm tí đường cho vừa uống, có thể uống nóng hoặc để nguội và thêm tí đá để dùng ngay.

2.Cách làm sữa yến mạch hạt chia

Thời gian thực hiện sữa yến mạch hạt chia:- Chuẩn bị và sơ chế: 10 phút.

- Chế biến: 15 phút.

Nguyên liệu bên dưới đủ cho 2 - 3 người dùng.

Nguyên liệu và dụng cụ làm sữa yến mạch hạt chia:

- Yến mạch.

- Hạt chia.

- Đường

- Dụng cụ: Ly, muỗng.

Cách làm sữa yến mạch hạt chia:

Bước 1:

  • Đầu tiên, bạn rửa với nước cho hết trơn 6 muỗng yến mạch đã ngâm trong 4 tiếng.
  • Dùng máy xay sinh tố xay yến mạch với 800 ml nước lọc.
  • Bạn dùng túi lọc chắt lấy nước, rồi đun sôi với 15 phút và khuấy đều, thêm đường theo khẩu vị của bạn.

 

Bước 2: Sau khi tắt bếp bạn cho thêm hạt chia vào rồi cho ra ly để thưởng thức.

Thành phẩm

Bạn chờ sữa nguội rồi cho vào chai, nếu bạn thích uống lạnh thì có thể thêm đá hoặc bỏ ngăn lạnh để uống từ từ.

3.Cách làm sữa yến mạch khoai lang

Thời gian thực hiện sữa yến mạch khoai lang:- Chuẩn bị và sơ chế: 20 phút.

- Chế biến: 15 phút.

Nguyên liệu bên dưới đủ cho 2 - 3 người dùng.

Nguyên liệu và dụng cụ làm sữa yến mạch khoai lang:

- 20 g yến mạch.

- 1 củ khoai lang vàng hoặc tím.

- Dụng cụ: Túi lọc, máy xay sinh tố...

Cách làm sữa yến mạch khoai lang:

Bước 1:

  • Bạn ngâm yến mạch với nước ấm trong 2 giờ và cần thay nước sau 1 giờ. Sau đó bạn loại bớt nhớt bằng cách xả với nước lạnh hoặc nước ấm.
  • Khoai lang hấp chín, cắt một khoanh khoảng 2 - 3 cm (tùy củ khoai nhỏ hay lớn) và tán nhuyễn.

 

Bước 2:

  • Cho yến mạch cùng khoai và thêm một ít nước vào máy xay rồi xay nhuyễn.
  • Dùng túi lọc lấy sữa, có thể bảo quản trong tủ lạnh khoảng 2 ngày.
  • Bã được lọc trên bạn có thể làm bánh cho em bé ăn rất bổ dưỡng.

 

Thành phẩm

Bạn sẽ được thưởng thức món sữa yến mạch khoai lang có mùi thơm của yến mạch cùng vị bùi bùi, béo béo của khoai lang có thể dùng nóng hoặc lạnh đều ngon.

4.Cách làm sữa hạnh nhân yến mạch

Thời gian thực hiện sữa hạnh nhân yến mạch- Chuẩn bị và sơ chế: 15 phút.

- Chế biến: 10 phút.

Nguyên liệu bên dưới đủ cho 2 - 3 người dùng.

Nguyên liệu và dụng cụ làm sữa hạnh nhân yến mạch:

- 60 g yến mạch.

- 40 g hạnh nhân.

- 30 g đường.

- Muối.

- Dụng cụ: Máy xay sinh tố, nồi, bếp...

Cách làm sữa hạnh nhân yến mạch:

Bước 1: Hạnh nhân bạn phải ngâm 12 tiếngyến mạch ngâm bằng nước ấm trong 2 giờthay nước 1 - 2 lần. Sau đó, vớt rửa sạch cả 2 với nước.

Bước 2: Xay nhuyễn hạnh nhân và yến mạch, thêm ít muối và từ 1 đến 1.5 lít nước sôi để nguội rồi lọc lấy nước bằng rây 2 lớp.

Thành phẩm

Nếu bạn thích uống lạnh thì có thể bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh và dùng trong 2 ngày.

5.Cách làm sữa yến mạch óc chó

Thời gian thực hiện sữa yến mạch óc chó- Chuẩn bị và sơ chế: 20 phút.

- Chế biến: 15 phút.

Nguyên liệu bên dưới đủ cho 2 - 3 người dùng.

Nguyên liệu và dụng cụ làm sữa yến mạch óc chó:

- 50 g quả óc chó.

- 50 g yến mạch.

- 15 g đường phèn.

- Dụng cụ: Ly, nồi, máy xay sinh tố...

Cách làm sữa yến mạch óc chó:

Bước 1:

  • Yến mạch ngâm với nước ấm trong 2 tiếng, rửa lại với nước sạch cho đến khi hết nhớt.
  • Quả óc chó bỏ vỏ.
  • Sau đó, cho cả 2 vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, cho khoảng 600 ml nước vào xay cùng.

 

Bước 2:

  • Tiếp theo, bạn lọc phần mới xay bằng rây hoặc vải lọc.
  • Đun sôi phần nước lọc với lửa nhỏ trong 20 phút rồi tắt bếp.
  • Đường phèn bạn giã nhỏ rồi khuấy cho tan với hỗn hợp sữa hạt.

Thành phẩm

Bạn chờ sữa nguội rồi cho vào chai, nếu bạn thích uống lạnh thì có thể bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh hoặc thêm đá để cảm nhận ngay vị thơm ngon của sữa yến mạch óc chó nhé!

Những lưu ý khi làm sữa yến mạch:

  • Ngâm yến mạch khoảng tầm 3 - 4 tiếng là được, không nên ngâm quá lâu sẽ làm chua yến mạch.
  • Nên thay nước khi ngâm yến mạch hoặc hạnh nhân hoặc các loại hạt.
  • Có thể ngâm các loại thực phẩm trên với nước ấm để rút ngắn thời gian ngâm.
  • Ngoài ra bạn có thể thêm 500ml sữa tươi không đường vào nấu chung với hỗn hợp sữa hạt đến khi hỗn hợp sôi lăn tăn thì tắt bếp.

như vậy là phunuketnoi đã hướng dẫn xong cho các bạn ,đặc biệt là chị em phụ nữ 20 cách làm,cách nấu sữa hạt đơn giản tại nhà rồi đó,chúc bạn thành công !!!.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét